Sự kỳ diệu của "Tự kỷ ám thị"

Sự kỳ diệu của "Tự kỷ ám thị"


Đã từng có một quan niệm sai lầm tồn tại xuyên suốt nhiều thập kỷ tranh giải Olympic trước đây, là con người không thể nào chạy hết một dặm trong vòng ít hơn 4 phút. Các nhà y học cũng khuyến cáo rằng áp lực lên cơ thể của việc chạy một dặm trong ngần ấy thời gian sẽ gây hại cho cơ thể. Đến năm 1954, một vận động viên tên Roger Bannister đã phá vỡ định kiến ấy khi chạy một dặm chỉ với 3 phút 0,7 giây. Năm sau đó, có 37 người tiếp tục vượt qua kỷ lục của ông. Cho đến ngày nay, cả học sinh phổ thông cũng có thể chạy được một dặm trong vòng 4 phút.

Điều gì đã khiến nhân loại ngày càng trở nên tài giỏi hơn như vậy? Đó chính là một loại năng lực đặc biệt xuất phát từ chính bản thân loài người chúng ta - Tự kỷ ám thị.

Tự kỷ ám thị (Autosuggestion) hay tự thôi miên

Tự kỷ ám thị (Autosuggestion) hay tự thôi miên là thuật ngữ đề cập đến tất cả những hình thức tự kích thích và khuyến khích bản thân thông qua năm giác quan của con người. Nó là quá trình tự tâm niệm, tự khích lệ.

Tự kỷ ám thị đóng vai trò cầu nối giữa một bên là phần "ý thức" tạo ra tư duy và một bên là phần "tiềm thức" tạo ra hành động. Điều kỳ diệu ở tự kỷ ám thị chính là khả năng hiện thực hóa ý chí chủ quan, tạo ra những điều phi thường trong thực tế.

Tự kỷ ám thị thực chất đã xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta

Từ thuở nằm nôi cho đến khi trưởng thành, mọi việc chúng ta học được, từ tập nói, cách dùng đũa, đi xe đạp, biết một ngôn ngữ... đều bằng cách lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định cho đến khi chúng thành một cơ chế hiển nhiên tự động.

Trong tiềm thức có một cơ chế đặc biệt đó chính là nó không phân biệt được đâu là điều đã xảy ra và điều chưa xảy ra. Cho nên với tất cả mọi thứ xuất hiện ở trong đầu, tiềm thức sẽ cho những điều đó là hiện thực. Đó là lý do khi ta tự nhủ với bản thân điều gì đó nhiều lần trong một khoảng thời gian đủ dài sẽ khiến tiềm thức thay đổi - nhân tố chính chi phối hành vi của con người.

Ở những người tự kỷ ám thị, tình trạng trên sẽ diễn ra mạnh mẽ...

Họ tự gieo những suy nghĩ vào tâm trí dù cho đó là tích cực hay tiêu cực, kèm theo sự nuôi dưỡng. Đến một lúc nào đó họ sẽ chấp nhận chúng như một sự thật hiển nhiên và hình thành động thái theo hướng tin đó.

Mặt khác, theo các nghiên cứu, tại một số vùng não bị tổn thương, những suy nghĩ tác động và tạo thành một khối ức chế bền vững. Những tế bào thần kinh bị gián đoạn quá lâu sẽ củng cố thêm những tâm niệm ta gieo rắc.

Nhà vô địch đánh golf người Mỹ Tiger Woods từng kể lại, trong suốt thời gian bị cầm tù ở cuộc chiến tranh Triều Tiên, ông luôn tưởng tượng trong tâm trí “mình sẽ là nhà vô địch đánh golf với những cú đánh hoàn hảo nhất”. Khi ra tù trở về nước, ông đã thực hiện hóa được những điều tưởng tượng của mình, trở thành nhà vô địch đánh golf thành công nhất mọi thời đại.

Khoa học đã chứng minh rằng: năng lực Tự kỷ ám thị không phải là bệnh

Nhiều người nhìn loại năng lực tự kỷ ám thị này theo hướng tiêu cực và cho rằng nó chính là một loại bệnh nan y. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng: năng lực Tự kỷ ám thị không phải là bệnh. Ngược lại, nó được áp dụng trong giới y khoa để chữa bệnh, tác động đến ý chí của bệnh nhân. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, tự kỷ ám thị tích cực có khả năng:

- Ngăn bùng phát cảm xúc, làm giảm nguy cơ đột quỵ

- Trên thế giới, tự kỷ ám thị được sử dụng rộng rãi như một phương pháp khoa học để tạo động lực cho cuộc sống.

- Liệu pháp Tự chữa lành của Napoleon Hill và Tony Robbin đều lấy cơ sở từ đây. Tự kỷ ám thị là dòng chảy bất tận của những suy nghĩ âm thầm chạy qua đầu chúng ta mỗi ngày. Khi căng thẳng, hãy tự nhủ bản thân là mọi chuyện sẽ khác, tự kỷ ám thị sẽ thay đổi cảm xúc tiêu cực trong bạn.

Ở một khía cạnh khác, liệu khi ta nuôi dưỡng những ý nghĩ phi chân thật đó có phải là bản thân đang quá mộng tưởng và xa rời thực tế không?

Mộng tưởng là tự huyễn hoặc bản thân bằng những điều không có thực, ta sống trong những suy nghĩ tự tạo ra mà quên đi thực tại. Ngay khi bản thân bất chợt nhận ra thực tế phũ phàng, ta sẽ cảm thấy rất hụt hẫng và chán nản. Tự kỷ ám thị sẽ trở thành những suy nghĩ viển vông, là con dao hai lưỡi làm bị thương chính người nắm giữ nó nếu chúng ta không thể kiểm soát những suy nghĩ của mình.

Sự khác biệt giữa mộng tưởng và tự kỷ ám thị?

Cho nên, sự khác biệt giữa mộng tưởng và tự kỷ ám thị là nằm ở sản phẩm niềm tin của mỗi người. Không phải nghi ngờ niềm tin đó đúng hay sai, mà là liệu niềm tin đó có truyền thêm động lực để đi đến bước đường thành công hay chỉ đơn thuần là những mơ mộng hão huyền.

Nguồn: Mys Organization - MYSO