Tại sao phải "lắng" để "nghe"?

Tại sao phải "lắng" để "nghe"?


Lắng nghe? Là những từ ngữ nghe rất đỗi thân thuộc, nó đại trà đến mức khi nghe đến “Kỹ năng lắng nghe”, nhiều người phải đặt ra câu hỏi hoài nghi “Lắng nghe mà cũng cần kỹ năng?”. Lắng nghe là một trong những việc mà con người chúng ta, ai cũng lầm tưởng rằng mình đã có, đã biết nên không cần tìm hiểu thêm. Bởi vì lắng nghe là một hoạt động thường nhật hàng ngày, cho nên chỉ có một số ít người quan tâm tới việc phát triển kỹ năng nghe của mình.

“LẮNG NGHE TÍCH CỰC”  

Không đơn thuần là “Nghe” thông thường, nó không phải là một chức năng tự động mang tính vật lý. Mọi thứ không phải đều được tiếp nhận một cách tùy tiện. Bởi vì hầu hết chúng ta có quá nhiều thứ phải tiếp nạp vào trong đầu cùng một lúc, đến nổi thông thường chúng ta sẽ không thể chú ý đầy đủ được. Nhưng “Lắng nghe tích cực” lại hoàn toàn khác. (Nguyễn Hữu Thân, 2006) 

“Lắng nghe tích cực” là một kỹ năng giao tiếp nhằm tìm cách hiểu ý nghĩa và mục đích đằng sau những từ ngữ mà người khác nói. Nó đòi hỏi bạn phải là người tham gia tích cực vào quá trình giao tiếp. (Arlin Cunčić, 2022) 

“LẮNG” ĐỂ “NGHE” LIỆU CÓ CẦN THIẾT? 

Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn cần hiểu về một số lợi ích của việc “Lắng nghe tích cực”. Lắng nghe được thể hiện qua nhiều hình hài khác nhau, nên cũng mang lại vô số lợi ích.

1. Đối với các mối quan hệ 

Trong tất cả các mối quan hệ lành mạnh, dù là ai đi chăng nữa. Thì việc lắng nghe tích cực có ý nghĩa vô cùng lớn. Bởi đó là lúc ta dùng sự đồng cảm của mình để thực sự “lắng” những tâm tư, tình cảm, quan điểm, câu chuyện của người khác và phản hồi lại những gì mình đã “nghe” được. 

Lắng nghe tích cực thực sự là một kỹ năng giao tiếp có giá trị. Đôi khi những người xung quanh đang trải qua thời kỳ khó khăn, và thứ họ cần đơn thuần là một người chịu lắng nghe mà không cần đưa ra ý kiến, nhận xét hay thậm chí là lời khuyên hay giải pháp.  

2. Tại nơi làm việc

Trong môi trường làm việc, không thể không tránh khỏi những vấn đề phát sinh. Lắng nghe tích cực giúp bạn hiểu sâu hơn các vấn đề và cộng tác để phát triển thành các giải pháp. Chính điều này, sẽ thể hiện sự kiên nhẫn của bạn trong quá trình làm việc.  

Trong một số trường hợp, việc lắng nghe tích cực giúp ta đảm bảo an toàn, hạn chế những tổn hại, sai sót không đáng có tại nơi làm việc. 

3. Trong các tình huống xã hội. 

Trong cuộc sống, việc gặp gỡ những người mới là điều không thể tránh khỏi. Khi bạn có cho mình kỹ năng lắng nghe tức là bạn có cho mình sự phản hồi, biết cách đặt câu hỏi mở, tìm kiếm ý nghĩa và quan sát ngôn ngữ cơ thể. Từ đó, giúp bạn cải thiện, phát triển trong các mối quan hệ, kể cả những người mới quen. 

Ngoài ra, lắng nghe tích cực giúp người khác cảm thấy được hỗ trợ nhiều hơn về mặt cảm  xúc. (Arlin Cunčić, 2022) 

Lắng nghe tích cực là giá trị sống cao đẹp và kỹ năng lắng nghe là phương tiện chúng ta có thể trang bị cho bản thân. Với mong muốn giải đáp những thắc mắc của các bạn liên quan đến Kỹ năng lắng nghe, giúp các bạn hiểu hơn về tầm quan  trọng của kỹ năng này. Đội ngũ chuyên gia tư vấn sẽ luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ các bạn. Với hi vọng các bạn sẽ có cho mình kỹ năng lắng nghe để hoàn thiện  hơn trong cuộc sống và phát triển các mối quan hệ xung quanh. 


Tham khảo

  • Nguyễn Hữu Thân. (2006). Bàn về kỹ năng lắng nghe. Tạp chí Khoa học Trường Đại học  Mở Thành phố Hồ Chí Minh. (Số 1). Từ https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/soci-vi/article/view/1592 
  • Arlin Cunčić. (2022). What Is Active Listening?. VeryWell Mind. Từ  https://www.verywellmind.com/what-is-active-listening-3024343

Biên tập: Mai Vũ Kiều Hân