Kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực


Các cảm xúc tiêu cực tồn tại trong mỗi con người vừa mang ý nghĩa hữu ích, vừa mang nhiều nguy cơ đáng sợ. Một cá nhân cảm thấy buồn bã, tức giận, sợ hãi, ... là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Đó là phản ứng tự nhiên khi con người đối mặt với những tình huống không như mong muốn. Tuy nhiên, cảm xúc tiêu cực chỉ nên xảy ra trong thời gian ngắn với mức độ vừa phải. Việc thường xuyên đối mặt với những dạng cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống. Cảm xúc tiêu cực không được kiểm soát sẽ dễ dẫn đến những suy nghĩ và hành động thiếu lý trí. Hơn nữa, việc kiểm soát cảm xúc, nhất là các cảm xúc tiêu cực sẽ giúp con người suy nghĩ và quyết định đúng đắn. Vì vậy, mỗi người cần trang bị kỹ năng kiểm soát và quản lý cảm xúc để dễ dàng cân bằng lại cảm xúc và tìm thấy nhiều niềm vui hơn.

KỸ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC TIÊU CỰC LÀ GÌ?

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là làm chủ cảm xúc của bản thân trong mọi tình huống, hoàn cảnh giao tiếp nào. Điều này không có nghĩa là phải tìm mọi cách để loại bỏ, khống chế hay kìm hãm cảm xúc của bản thân. Nhiều người lầm tưởng kiểm soát cảm xúc là đè nén cảm xúc và cố ép xuống, nén chặt cảm xúc lại không cho bộc phát. Nhưng, hiểu một cách chính xác, kiểm soát cảm xúc tức là cảm xúc vẫn được thể hiện ra bên ngoài nhưng ở mức độ và có chừng mực nhất định.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC KIỂM SOÁT CẢM XÚC TIÊU CỰC

Nâng cao nhận thức về bản thân

Giảm thiểu xung đột và mâu thuẫn với người khác

Mở rộng và duy trì chất lượng các mối quan hệ

Tăng hiệu suất học tập, làm việc hiệu quả

Ít bị lợi dụng và thao túng tâm lý

Giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề tâm lý, thể chất

CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC TIÊU CỰC

1. Xác định cảm xúc tiêu cực đang gây ảnh hưởng

2. Dành thời gian kiểm tra tâm trạng

Cần dành chút thời gian để kiểm tra tâm trạng của bản thân trong các tình huống nhất định và đánh giá xem khi nào cảm xúc tiêu cực trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Muốn biết được điều này, cần xác định được những ảnh hưởng mà nó gây ra, cụ thể:

  • Gây xung đột với các mối quan hệ quan trọng
  • Gặp khó khăn trong việc kết nối với người khác
  • Gặp rắc rối tại trường học hoặc nơi làm việc
  • Cần sử dụng các chất để kiểm soát cảm xúc
  • Bộc phát hành động không mong muốn

3. Kiểm soát cảm xúc bằng các hành động của cơ thể

Khi cảm xúc trở nên tiêu cực, thì cần có cách kiểm soát nó ngay. Có thể kiểm soát cảm xúc bằng cách điều chỉnh một số hành động cơ thể đơn giản như:

Thả lỏng người: Quan sát và cảm nhận cơ thể xem căng thẳng ở đâu thì thả lỏng phần cơ thể đó. Có thể thả lỏng vai, xoay cổ và nắm mở bàn tay, thả lỏng cơ bắp, ... Lúc đó cơ thể trong trạng thái thoải mái; từ đó tâm trí trở nên được xoa dịu, thư giãn và việc kiểm soát cảm xúc hiệu quả hơn.

Hít thở sâu để giữ bình tĩnh: Khi cảm xúc của vượt quá khả năng kiểm soát, hơi thở dễ bị loạn nhịp, tăng nhanh. Chủ thể sẽ cảm thấy hồi hộp, lo lắng hơn. Hít thở sâu sẽ giúp thư giãn tinh thần hơn.

Ngoài ra, có thể vận động cơ thể, thư giãn đầu óc để kiểm soát các cảm xúc bằng cách tập thể dục, tập nhảy, chơi thể thao, ngồi thiền, ... 

4. Kiểm soát cảm xúc bằng cách thay đổi suy nghĩ

Quan trọng hơn hết cần cố gắng ngừng suy nghĩ về những vấn đề đã và đang gây ra cảm xúc tiêu cực. Để kiểm soát cảm xúc tốt thì nên nhìn người khác bằng thái độ tích cực, tránh những cảm xúc tiêu cực để tránh bị cảm xúc này dẫn lối hành vi của mình.

5. Kiểm soát cảm xúc bằng cách thay đổi lời nói

Cần giảm bớt những lời than vẫn, trách móc, chửi bới, ... khi đối diện với các cảm xúc tiêu cực mà hãy sử dụng thay thế bằng những ngôn từ động viên, thúc đẩy tinh thần để sống một cách tích cực hơn. Việc nói những những ngôn từ tích cực không chỉ giúp thay đổi các cảm xúc mà còn giúp kiểm soát được những tình huống trong cuộc sống hàng ngày.

6. Thay vì đổ lỗi, phán xét tiêu cực về người khác

Cần can đảm nhận ra lỗi lầm của bản thân. Có thể gia tăng cảm xúc tích cực bằng cách sử dụng nhiều lời khen, bỏ đi những lời chỉ trích tiêu cực với bản thân và người khác.

7. Biết chấp nhận các cảm xúc của bản thân

Cảm xúc tiêu cực là bản năng của con người. Cần thay đổi suy nghĩ về những cảm xúc tiêu cực. Điều này được hiểu là khi đối diện với cảm xúc tiêu cực thì cần hướng cảm xúc theo ý nghĩ khác mà không lảng tránh nó và tìm cách thay đổi cảm xúc bằng cách tìm ra nguyên nhân gây ra cảm xúc đó. Việc xác định nguyên nhân gây ra cảm xúc tiêu cực và các sự việc khiến cảm xúc tiêu cực bùng phát là rất quan trọng. Vì chỉ khi chấp nhận cảm xúc của chính mình thì con người mới hài lòng.

8. Tìm kiếm người hỗ trợ

Quá trình kiểm soát và quản lý cảm xúc tiêu cực có một số khó khăn nhất định. Khi gặp khó khăn, khả năng tự điều chỉnh cảm xúc của chúng ta bắt đầu bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần tìm người có thể tin tưởng và có năng lực để giúp đỡ, hỗ trợ chúng ta học được kỹ năng này hoặc chỉ đơn giản là chia sẻ khó khăn và cùng đồng hành vượt qua các cảm xúc tiêu cực không mong muốn.

Cảm xúc – nhận thức – hành vi là các yếu tố có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi có cảm xúc tiêu cực, con người cũng sẽ hình thành suy nghĩ và hành vi mang tính tiêu cực, chưa phù hợp, chưa thỏa đáng. Vậy nên, cần kiểm soát quản lý tốt cảm xúc của bản thân để làm việc và học tập hiệu quả hơn.

Tuy chúng ta thường không thể kiểm soát được những yếu tố mà cuộc sống tác động đến bản thân nhưng mỗi người đều có thể học được cách kiểm soát, cân bằng cảm xúc của mình.

Kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng không dễ và cần phải rèn luyện mỗi ngày. Khi biết lựa chọn cách xoa dịu cảm xúc khó chịu, làm cho cảm xúc tiêu cực tạm thời lắng xuống để có thời gian suy nghĩ, tìm hướng giải quyết cũng như điều chỉnh phản ứng phù hợp thì chính là bạn đã dám chấp nhận đối diện với vấn đề của mình để giải quyết triệt để các ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực.



Tham khảo

  • https://everest.org.vn/ky-nang-quan-ly-cam-xuc/
  • N. Simay Gökbayrak (6/4/2022). Do You Know How to Manage Your Emotions and Why It Matters?. From: https://psychcentral.com/health/emotional-regulation