Những điều bạn cần biết về Stress

Những điều bạn cần biết về Stress


Những triệu chứng của stress rất đa dạng với mỗi cá nhân riêng biệt. Sau đây là một số triệu chứng cơ bản:

1. Những biểu hiện về mặt cảm xúc

• Cảm thấy khó chịu

• Cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng

• Cảm thấy buồn bã

• Cảm thấy chán nản, thờ ơ

• Cảm thấy đánh mất giá trị bản thân

2. Những biểu hiện về hành vi

• Nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính

• Sử dụng các chất kích thích như rượu hoặc thuốc lá

• Xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống hoặc giấc ngủ của bạn

• Bỏ qua những hành vi thông thường, mất tập trung

• Trở nên vô lý trong những quyết định của mình

• Hay quên hoặc trở nên vụng về

• Luôn vội vàng và hấp tấp

• Ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít

3. Những triệu chứng về thể chất

• Đau đầu

• Căng hoặc đau cơ bắp

• Đau bụng

• Đồ mồ hôi

• Cảm thấy chóng mặt

• Rối loạn tiêu hóa

• Khó thở hoặc đau ngực

• Khô miệng

• Ngứa trên cơ thể

Nếu bạn có một số những biệu hiện trên đây, có thể bạn đang trải qua stress cấp tính. Trong trường hợp stress kéo dài, bạn có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn về mặt sức khỏe như: đau tim, tăng huyết áp, trầm cảm, bị sốc, bị đau nửa đầu, lo âu, bị hen, suy giảm hệ miễn dịch, đau dạ dày và rối loạn giấc ngủ. 

Nguồn gây stress

Thông thường có bốn nguồn gây stress:

1. Môi trường bên ngoài

Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.

2. Những căng thẳng từ xã hội và gia đình

Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc, các bài trình bày, mâu thuẫu, yêu cầu về thời gian và sự tập trung sức lực vào công việc hay gia đình, mất mát người thân, mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè…

3. Các vấn đề về thể chất

Thay đổi cơ thể, ốm đau, không đủ chất dinh dưỡng…

4. Suy nghĩ của các bạn

Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ: nếu trượt đại học, tương lai của tôi thật mù mịt; Nếu tôi không làm được thì mọi người sẽ cười chê tôi,…

Khi stress trở thành vấn đề

Vì stress là một phần của cuộc sống, hàng ngày bạn luôn chịu một lượng stress nhất định. Nhưng stress chỉ trở nên là vấn đề khi nó ở mức độ cao trong một thời gian dài hoặc khi bạn gặp phải rất nhiều vấn đề căng thẳng trong một thời gian ngắn.

Khi các triệu chứng của stress tăng lên, cơ thể của bạn phải làm việc vất vả hơn để đối phó với chúng. Năng lượng bị tiêu tốn để duy trì huyết áp bình thường, giảm lo âu. Bên cạnh đó những hoàn cảnh thực tế lại yêu cầu bạn phải tập trung sức lực và tâm trí để ứng phó. Nếu tình huống đó kéo dài, cơ thể bạn sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức nhanh chóng. Chính vì vậy, bạn cần phải học cách thư giãn và ứng phó hợp lý để giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng.

Nguồn: The Share