4 Bước rèn luyện kỹ năng ghi nhớ hiệu quả nhất

4 Bước rèn luyện kỹ năng ghi nhớ hiệu quả nhất


Bạn có bao giờ gặp phải chứng hay quên?

Không thể nhớ nổi tên của một người "trông quen quen" 

Kì thực, không phải bạn quên mà là thông tin chưa đủ sức để não bộ ghi nhớ. Bạn cần tập trung cao độ 100% năng lượng, nắm rõ quá trình lưu trữ thông tin của não bộ và áp dụng công thức nhớ lâu siêu tốc để có được trí nhớ tuyệt vời.

Học bài mãi nhưng không "vào"

Kì thực, có thể là những hành vi, hiện tượng, kiến thức… đó chưa đủ sức để não bộ của bạn ghi nhớ. Cụ thể, thông tin chưa được lặp lại với số lần đủ lớn; chưa gây được cảm xúc mạnh; chưa thật sự quan trọng đối với bạn.

Như vậy, để có thể nhớ và nhớ lâu thì hãy cho thông tin những điều kiện cần và đủ để não bộ có thể khắc sâu, đảm bảo không bao giờ quên được. Hãy cùng PSYGITAL khám phá 4 bước cách đơn giản nhưng cực hiệu quả giúp bạn có thể rèn luyện não bộ để học tập một cách khoa học và ghi nhớ lâu các thông tin quan trọng mỗi ngày.

Bước 1. Luôn tập trung cao độ

Tập trung luôn là yếu tố quan trọng quyết định việc bạn có thể ghi nhớ, khắc sâu thông tin vào não bộ để có thể nhớ nhanh và nhớ lâu hay không. Chìa khóa ở đây chính là phải tập trung năng lượng 100% vào việc ghi nhớ thông tin, bằng việc tạo cho thông tin có được 1 trong 3 hoặc cả 3 điều kiện sau đây:

Sự quan trọng: Nếu thông tin cần đưa vào não bộ có tầm quan trọng thì chắc chắn bạn sẽ nhớ rất lâu

Cảm xúc mạnh: Nếu thông tin (sự kiện, con người, kiến thức….) gây được cảm xúc mạnh ở bạn, khiến bạn có thể bất ngờ, ngạc nhiên, vui sướng, đau khổ….thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên nó.

Lặp: Nếu thông tin được lặp đi lặp lại với số lần đủ lớn thì chắc chắn bạn sẽ nhớ rất rõ, rất lâu. Khoa học đã chứng minh rằng, khi được lặp số lần đủ lớn thì điều khó nhớ nhất cũng trở thành dễ nhớ.

Bước 2. Cần có niềm tin, phương pháp và hành động để nhớ lâu

Niềm tin

Bạn hãy tin rằng “mình có thể nhớ được vấn đề đó”, việc đặt niềm tin của bạn vào cũng chính là bạn đang tạo ấn tượng sâu đậm, cảm xúc mạnh với vấn đề đó lên não bộ của mình. Điều đó giúp bạn có khả năng ghi nhớ dễ dàng hơn rất nhiều.

Nếu niềm tin của bạn chưa đủ, bạn có thể tăng cường niềm tin của bạn bằng cách hằng ngày nói rằng “Tôi có trí nhớ tuyệt vời”. Bạn nên nhớ rằng, những vấn đề dù đúng hay sai, nếu nó được nhắc với tần suất đủ lớn sẽ biến thành sự thật.

Phương pháp

Phương pháp quan trọng nhất là sự tập trung, tập trung 100% để giải quyết vấn đề hay công việc của bạn.

Hành động

Đây là bước quan trọng nhất, hành động chiếm đến 90% thành công của bạn, trong khi đó 2 bước niềm tin và phương pháp chỉ chiếm 10%. Nếu bạn không hành động, không thực hiện thì chẳng thể có bất kỳ kết quả nào đến với bạn cả. Bởi vậy, sau khi đọc được bài viết này, các bạn hãy làm ngay những gì chúng tôi cung cấp, đảm bảo rằng một kết quả khả quan sẽ đến với bạn, trí nhớ của bạn sẽ thay đổi đáng kể, thậm chí là đáng kinh ngạc.

Bước 3. Hiểu rõ quá trình lưu trữ thông tin

“Muốn mở khoá phải biết nơi giữ khoá”. Bởi vậy bạn cần hiểu rõ nguyên lý tiến trình lưu trữ thông tin trong não bộ của bạn thì mới có thể dễ dàng tìm ra điểm mấu chốt trong những vấn đề bạn gặp, rồi tập trung giải quyết điểm mấu chốt đó.

Hoạt động não bộ của bạn chia thành 2 phần chủ yếu là ý thức và tiềm thức, ý thức chiếm 10% còn tiềm thức chiếm tới 90% hoạt động não bộ. Thông tin từ môi trường ngoại vi sau khi được tiếp thu bởi các giác quan của con người sẽ đi vào ý thức trước tiên, lúc này thông tin nằm trong trạng thái trí nhớ ngắn hạn.

Để biến thông tin từ trạng thái ngắn hạn thành dài hạn, các thông tin cần được lặp đi lặp lại. Tức chúng ta cần có một quá trình tác động tới thông tin để các thông tin này lặp lại nhiều lần cho đến khi khắc sâu trong tiềm thức. Khi đó lượng thông tin này sẽ chuyển thành trạng thái trí nhớ dài hạn, đồng nghĩa bạn có thể nhớ được thông tin đó rất lâu  Cuối cùng là nhớ lại, tái hiện hoặc phát biểu thông tin đó qua lời nói hoặc hành động. Đó chính là quá trình lưu trữ thông tin trong não bộ của mỗi con người.

Bước 4. Công thức ghi nhớ

Giải pháp nhớ lâu được chúng tôi phổ biến xuyên suốt bài viết được đúc kết thành một công thức ngắn gọn.

P1/P2ARRR + Action – Myths = Super Memory

Theo đó:

P1: Prepare – Chuẩn bị

Chữ P1 đầu tiền là Prepare, mang nghĩa là sự chuẩn bị. Thứ nhất bạn cần chuẩn bị niềm tin “tôi có trí nhớ tuyệt vời” bằng cách lặp đi lặp lại hằng ngày suy nghĩ đó, quên đi chữ “quên” và khẳng định “tôi sẽ nhớ lại sau” nếu đã quên, ra lệnh cho trí nhớ của bạn nhớ lại chứ không quên thông tin đó mãi mãi.

Thứ hai là quản lý stress, bạn có thể quản lý stress bằng cách hít thở sâu theo nhịp 4 2 4 2, trong đó 4 là số nhịp bạn hít vào sâu, 2 nhịp thở ra. Quá trình thở sâu giúp bạn tăng lượng oxi lên não, giúp cho trí óc minh mẫn và tập trung hơn.

P2: Pay attention – Tập trung

Chữ P thứ hai là Pay attention, tức là tập trung 100% sự tập trung của bạn. Phương pháp tạo sự tập trung là bao quát vấn để của bạn rồi tóm gọn nó lại bằng cách tìm ra những ý chính, sau đó sử dụng sơ đồ Mind Maps để tạo ấn tượng về sự liên kết giữa các ý chính đó bằng đường kẻ và hình vẽ. Các nhà khoa học đã chứng minh, hình vẽ tạo ấn tượng sâu đậm cho bạn hơn các chữ cái nhiều lần.

A: Associate – Liên kết

Chữ A là viết tắt của Associate, mang nghĩa là liên kết. Liên kết những cái bạn đã biết với những cái bạn chưa biết. Bạn có thể liên kết những vấn đề, từ khoá chính bằng một câu chuyện, bằng một thước phim tuyệt vời được tạo ra từ trí tưởng tượng của bạn. Câu chuyện bằng hình ảnh sẽ có tác động mạnh tới ấn tượng của bạn, giữ chúng trong tiềm thức của bạn lâu hơn. Khi nhắc lại câu chuyện là bạn đã dễ dàng nhớ lại những từ khoá, yếu tố chính trong câu chuyện đó.

3 R: Review, Recall, Refresh

3 chữ R bao gồm là Review (xem lại), Recall (nhớ lại) và Refresh (thư giãn). Review-Recall-Refresh chính là quá trình lặp, lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác. Ví dụ như với mỗi chương kiến thức của bạn, khi đã đúc kết thành sơ đồ tư duy thì bạn có thể xem lại sơ đồ ấy hằng ngày để lưu trữ thành trí nhớ dài hạn trong tiềm thức.

Action

Action mang nghĩa là hành động, phải có sự hành động của bạn thì mới có thể có kết quả được, nếu bạn không hành động thì sẽ chẳng bất kỳ thay đổi nào từ bạn, hay bất kỳ thay đổi nào từ môi trường xung quanh tới bạn cả.

Muốn có kết quả, hãy hành động!


Myths

Myths mang nghĩa là những yếu tố, lời khuyên mang tính tiêu cực, bạn hiểu được, nghe được từ yếu tố bên ngoài. Đó là những lời đồn thổi chưa hẳn đúng sự thật. Ví dụ như có người khuyên bạn hãy uống thuốc bổ dinh dưỡng để tăng cường trí nhớ, nhưng thực chất nó chỉ tăng cường sức khoẻ của bạn, chức năng não của bạn sẽ không có bất kỳ thay đổi nào.

Hay người ta thường nói “càng già trí nhớ càng kém”, thật sự không phải vậy, trí nhớ người già thường kém khi họ thực sự mắc bệnh lý về não bộ. Thực chất, trí nhớ họ kém đi do họ không lặp đi lặp lại kiến thức nhiều lần, lo họ mắc lỗi trong tiến trình rèn luyện kỹ năng ghi nhớ. Bạn nên nhớ rằng, đầu óc con người không phải máy tinh lưu trữ thông tin hữu hạn, khả năng của con người là vô hạn, tiềm thức vô hạn và nó chiếm tới tận 90% não bộ mỗi chúng ta.

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn học sinh một lượng kiến thức hữu ích, từ đó mỗi người lựa chọn ra một phương pháp phù hợp để áp dụng để học tập hiệu quả.


Theo ###


Tham khảo

  • ###

Theo ##